Peel da là gì? Có nên peel da không và Có tác dụng gì?
Làn da mỗi ngày đều phải tiếp xúc với khói bụi, ánh sáng xanh và các tác nhân gây hại từ môi trường khiến làn da ngày một yếu đi, gây ra các vấn về da như sạm da, nám da và nổi mụn. Peel da là một phương pháp chăm sóc da được ưa chuộng hiện nay với nhiều công dụng tuyệt vời giúp giải quyết những vấn đề về da trên. Tuy nhiên, nếu không biết peel da đúng cách, phương pháp này sẽ là con dao hai lưỡi khiến da trở nên nhạy cảm hơn. Vậy peel da có tác dụng gì? Peel da có tốt không và có nên peel da không? Hãy cùng Medixa Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
1. Peel da là gì?
Peel da hay còn được gọi là peel da hóa học, là một phương pháp chăm sóc da thông qua việc sử dụng các chất hóa học để tác động lên bề mặt da, thúc đẩy quá trình tái tạo da và cải thiện các vấn đề da, giúp da trở nên sáng hơn và đều màu hơn. Trong quá trình peel da, các chất hóa học đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự hình thành và phát triển của tế bào da mới, đồng thời giúp loại bỏ tế bào sừng cũ một cách nhanh chóng. Khi lớp da cũ bong ra, lớp da mới sẽ được tái tạo, trở nên mịn màng hơn và đầy sức sống, đồng thời giúp giảm thiểu nếp nhăn một cách đáng kể. Ngoài ra, trong thời gian peel da, bạn nên hạn chế sử dụng các loại mỹ phẩm chứa các thành phần tẩy rửa quá mạnh, tạm thời ngưng lấy nhân mụn để giảm thiểu gây tổn thương cho da.
Các hoạt chất thường được sử dụng trong peel da bao gồm:
Alpha Hydroxy Acid (AHA): Đây là nhóm axit gốc nước tự nhiên chiết xuất từ thực phẩm như sữa chua, mía đường, cam, quýt, táo,… AHA có tác dụng tẩy tế bào chết, điều trị nám, làm trắng sáng da, trị mụn và trị sẹo. Nhờ những công dụng tuyệt vời này, AHA là thành phần phổ biến trong hầu hết các loại mỹ phẩm hiện nay.
Salicylic Acid (BHA): Đây là axit gốc dầu được sử dụng với mục đích kháng viêm, giảm sưng. Với khả năng dễ dàng xuyên qua lỗ chân lông, BHA giúp phá vỡ tế bào chết trên da, loại bỏ bã nhờn và kiểm soát lượng dầu thừa trên da mặt.
Trichloroacetic Acid (TCA): Đây là một loại axit hữu cơ có chức năng tái tạo cấu trúc da, giúp trẻ hóa làn da, cải thiện nếp nhăn và sắc tố da trên khuôn mặt.
Retinol: Là dẫn xuất của vitamin A với nhiều công dụng, trong đó chủ yếu là điều trị mụn trên da mặt.
Jessner’s Solution: Có tác dụng trong điều trị mụn.
Trong giai đoạn đầu sau khi thực hiện peel da, da thường trở nên nhạy cảm hơn và có thể xuất hiện hiện tượng sau khi peel da như mẩn đỏ. Do đó, bạn nên xây dựng một chu trình chăm sóc, phục hồi da đúng cách và phù hợp. Phương pháp peel da thích hợp cho những đối tượng sau:
Người có làn da dày, sần sùi, có bề mặt da thô ráp và lỗ chân lông to.
Người có nhiều mụn ẩn và mụn trứng cá.
Các trường hợp da bị không đều màu, có vùng da thâm sạm, nhiều tàn nhang hoặc nám.
Người bị lão hóa da, nhiều nếp nhăn.
Nếu bạn thuộc vào một trong những nhóm trên và thực hiện peel da đúng cách, bạn có thể thấy sự cải thiện đáng kể trong tình trạng của làn da của mình.
2. Peel da có tác dụng gì?
Vậy peel da có tác dụng gì mà được nhiều chị em ưa chuộng đến vậy? Dưới đây là một số công dụng tuyệt vời mà peel da mang lại:
2.1. Peel da giúp trị mụn hiệu quả
2.2. Peel da giúp hỗ trợ giảm thâm mụn
2.3. Peel da giúp cải thiện tình trạng sạm, nám da
2.4. Peel da giúp làm đều màu da
2.5. Peel da giúp giảm tình trạng lão hóa da
2.6. Peel da giúp hỗ trợ se khít lỗ chân lông
2.7. Peel da giúp hỗ trợ điều trị sẹo
3. Phương pháp chăm sóc và phục hồi da sau peel
Sau quá trình peel da, việc chăm sóc da cẩn thận là rất quan trọng để đạt được kết quả tốt nhất. Các thói quen về sinh hoạt, chế độ ăn uống, và giấc ngủ cần được thực hiện khoa học để hỗ trợ quá trình tái tạo và phục hồi da.
3.1. Phải luôn sử dụng kem chống nắng
Sau khi peel da, bạn nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, vì lúc này làn da đang rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Để bảo vệ da, bạn nên sử dụng các loại kem chống nắng có chỉ số SPF 50+ và thực hiện việc che chắn kỹ bằng quần áo, giày dép, tất, và váy chống nắng.
3.2. Dưỡng ẩm đầy đủ để làn da nhanh phục hồi
Sau khi thực hiện lột da hóa học, bạn nên thoa kem dưỡng ẩm để làm giảm tình trạng khô da và giúp phục hồi da nhanh chóng. Đối với những loại da có khả năng bong tróc, kem dưỡng ẩm cũng có thể giúp làm mềm và làm dịu da. Ngoài ra, xịt khoáng cũng là một lựa chọn tốt để cung cấp độ ẩm cho da trong thời gian này.
3.3. Hạn chế trang điểm
Sau khi thực hiện peel da, làn da của bạn trở nên rất nhạy cảm. Sử dụng các sản phẩm chứa chất hóa học hoặc mỹ phẩm có thể gây kích ứng da và gây nổi mẩn đỏ. Do đó, bạn nên chờ ít nhất từ 7 đến 10 ngày sau khi peel da trước khi trang điểm lại.
3.4. Không được tự lột các mảng da bị bong tróc
Việc lột các mảng da bong tróc có thể gây xé lớp da non mới đang mọc. Vì vậy, mặc dù có cảm giác ngứa ngáy, bạn vẫn phải cố gắng tránh chạm vào da. Một cách hữu ích để làm giảm cảm giác ngứa là rửa mặt bằng nước muối sinh lý. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng xịt khoáng bất cứ khi nào da cảm thấy khô để cung cấp độ ẩm.